BÀN CHÂN BẸT
- Bàn chân bẹt là gì?
Bàn chân bẹt là bàn chân phẳng (plat feet), mất vòm bàn chân làm cho bàn chân tiếp xúc với mặt đất gần như hoàn toàn khi đi hoặc đứng.
Bàn chân bình thường Bàn chân bẹt
Giải phẫu vòm bàn chân bao gồm:
- Các xương: Xương gót, xương sên, xương hộp, xương ghe, các xương chêm và xương bàn chân tạo nên vòm bàn chân, được ví như ”cánh cung”.
- Dây chằng: Lòng bàn chân được phủ bởi cân gan chân bám từ xương gót đến các ngón chân, được ví như “dây cung”.
Chức năng của vòm bàn chân giúp giảm lực tải khi đi, đứng, chạy, nhảy. Bàn chân bẹt sẽ làm tăng lực tải lên các khớp xương chi dưới và cột sống gây nguy cơ bị đau các vùng này.
- Nguyên nhân bàn chân bẹt?
- Tỉ lệ bàn chân bẹt 20 – 37% dân số, nam và nữ có tỉ lệ bị như nhau.
- Nguyên nhân thường do thói quen đi chân đất hay dép phẳng từ nhỏ, cũng có nguyên nhân di truyền ảnh hưởng đến quá trình phát triển các dây chằng.
- Nguyên nhân thứ phát sau chấn thương gãy xương bàn chân làm ảnh hưởng mất vòm bàn chân.
- Các nguyên nhân khác như: Béo phì, tiểu đường, thấp khớp…
- Biểu hiện:
Thường bệnh nhân đến khám với nguyên nhân chính là đau cổ bàn chân, thường đau bên trong cổ chân. Cá dấu hiện kèm theo là sưng, tê bàn chân và mỏi khi hoạt động đi, đứng, chạy nhảy nhiều.
Khám:
- Khi đứng thấy bàn chân áp gần như toàn bộ xuống đất, cổ chân vẹo ngoài, gân gót lệch trục ra ngoài.
- Sưng quanh cổ chân.
- Sờ đau mắt cá trong dọc theo gân chày sau và gân gót
- Gấp lưng bàn chân quá mức, bàn chân phẳng và vẹo ngoài.
- Xquang thấy mất hoặc giảm vòm bàn chân
- MRI ghi nhận hình ảnh tụ dịch gân cơ chày sau, đôi khi kèm theo gân gót và xác định góc bẹt bàn chân.
- Điện cơ có thể ghi nhận chèn ép thần kinh chày sau.
- Điều trị:
Đối với trẻ em, hiếm khi phải can thiệp chỉnh sửa. Thường khuyên mang giày với tấm lót giày tạo vòm bàn chân để tự điều chỉnh trong quá trỉnh trẻ lớn lên. Nên mang thường xuyên kết hợp với tập vật lý trị liệu.
Đối với người lớn:
- Khuyên nên mang tấm lót giày, hạn chế mang vác nặng, nghỉ ngơi.
- Dùng thuốc giảm đau NSAIDs khi đau nhiều, có thể tiêm Corticoids tan chậm vào bao gân chày sau khi dùng đường uống không hiệu quả.
- Phẫu thuật khi các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hoặc hiến dạng nhiều gây mất thẫm mỹ. Hiện có nhiều phương pháp phẫu thuật để chỉnh sửa, tạo vòm bàn chân phù hợp với sinh lý và chức năng.
- HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY (03.05.2022)
- HỘI CHỨNG CHÈ ĐÙI (PATELLOFEMORAL SYNDROME) (03.05.2022)
- HOẠI TỬ VÔ MẠCH CHỎM XƯƠNG ĐÙI (03.05.2022)
- Kiến thức về việc ăn uống sau khi phẫu thuật (24.10.2017)