HOẠI TỬ VÔ MẠCH CHỎM XƯƠNG ĐÙI
- Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi là gì:
Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi là tình trạng hoại tử chỏm xương đùi còn gọi là chai chỏm do thiếu máu nuôi chỏm xương đùi.
Mạch máu nuôi chỏm xương đùi xuất phát từ các cung mạch quanh cổ, cho các nhánh vào xương từ cổ xương đùi để nuôi chỏm, phần còn lại là do động mạch đi trong dây chằng tròn. Có nhiều nguyên nhân làm thiếu máu nuôi chỏm xương đùi dẫn đến tình trạng hoại tử chỏm, gân biến dạng chỏm và gây đau, đi lại khó khăn.
Mạch máu nuôi chỏm xương đùi
- Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Chấn thương: Gãy cổ xương đùi, trật khớp háng. Gãy cổ xương đùi gây nguy cơ hoại tử chỏm 15-50%, trật khớp háng 10-15%.
- Dùng corticoid lâu ngày
- Bệnh về máu như: Hồng cầu hình liềm…, trật khớp háng bẫm sinh…
- Quá tải lên khớp, do thường xuyên mang vác nặng hoặc sử dụng quá mức khớp háng hoặc do thừa cân.
- Uống rượu bia nhiều và thường xuyên, đây là nguyên nhân thường gặp ở Việt Nam
- Thợ lặn…
- Sinh lý bệnh:
Các nguyên nhân kễ trên gây nên tình trạng giảm máu nuôi chỏm xương đùi, dần dần dẫn đến hoại tử nhỏ bên trong chỏm. Các hoại tử này căng làm tăng áp lực bên trong chỏm nên làm cung cấp máu càng khó khăn hơn, dẫn đến càng thiếu máu và cứ thế chỏm xương đùi càng hoại tử nhiều hơn. Các nốt hoại tử chai cứng nên còn gọi là chai chỏm.
- Chẩn đoán:
- Đau là biểu hiện đầu tiên, đau quanh khớp háng và vùng mông nên dễ chẩn đoán nhầm với đau dây thần kinh tọa. Lúc đầu đau ít, bệnh căng nặng thì mức độ đau càng nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động của bệnh nhân.
- Cứng khớp, thường cứng khớp buổ sáng.
- Tiếng kêu bên trong khớp khi có biến dạng chỏm và ổ cối.
- Khám:
Hạn chế tầm vận động khớp háng, đặc biệt là tư thế xoay trong khớp háng.
- Xét nghiệm chẩn đoán:
- Xquang: Thường chỉ phát hiện ở giai đoạn muộn của bệnh. Các hình ảnh thường gặp: Hình liềm, nốt hoại tử bên trong chỏm, biến dạng viền chỏm và chỏm, biến dạng ổ cối…
- MRI: là phương tiện chẩn đoán tốt, phát hiện sớm và phân độ giai đoán của bệnh.
- Điều trị:
- Nội khoa: Dùng thuốc giảm đau NSAIDs, các sinh tố, calcium, glucosamin, chondroitin…. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc loãng xương Alendronate có tác dụng tốt trong bệnh lý này.
- Ngoại khoa:
- Khoan giải áp chỏm: Thường sử dụng mũi khoan lớn, khoan hình nang hoa giúp giảm áp lực bên trong chỏm nhằm hy vọng tái cung cấp máu nuôi chỏm. Có thể kết hợp với ghép tế bào gốc hoặc tủy xương vào bên trong đường hầm này. Kết quả thường tốt đối với hoại tử chỏm độ 1, 2
- Thay khớp háng (thường áp dụng cho hoại tử chỏm xương đùi độ 3 trở lên): Với sự tiến bộ của khớp nhân tạo ngày càng phát triể, tuổ thọ và chức năng của khớp ngày càng cao nên chỉ định thay khớp cho bệnh lý này ngày càng nhiều. Thay khớp giúp bệnh nhân giảm đau sớm, phục hồi vận động tốt. hiện có nhiều loại khớp háng nhân tạo để lựa chọn.
- HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY (03.05.2022)
- HỘI CHỨNG CHÈ ĐÙI (PATELLOFEMORAL SYNDROME) (03.05.2022)
- BÀN CHÂN BẸT (03.05.2022)
- Kiến thức về việc ăn uống sau khi phẫu thuật (24.10.2017)